Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 3 2017 lúc 9:33

a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:

   + Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên

- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”

- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.

b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:

   + Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.

   + Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.

Bình luận (0)
Bùi chấn hưng
Xem chi tiết
Đỗ Thế Anh
Xem chi tiết
•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
2 tháng 4 2020 lúc 8:35

Trả lời

Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, 

Việt Nam đất nước ta ơi 

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…

                                ~Học tốt!~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tịch Nhi
Xem chi tiết
người bán muối cho thần...
29 tháng 11 2021 lúc 9:30
Quê hương

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường 
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: 
"Ai bảo chăn trâu là khổ? " 
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao 
Những ngày trốn học 
Đuổi bướm cầu ao 
Mẹ bắt được... 
Chưa đánh roi nào đã khóc! 
Có cô bé nhà bên 
Nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi... 
*** 
Cách mạng bùng lên 
Rồi kháng chiến trường kỳ 
Quê tôi đầy bóng giặc 
Từ biệt mẹ tôi đi 
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!) 
Cũng vào du kích 
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích 
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) 
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời 
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại... 
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi... 
*** 
Hoà bình tôi trở về đây 
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày 
Lại gặp em 
Thẹn thùng nép sau cánh cửa... 
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ 
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!) 
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi 
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng... 

Hôm nay nhận được tin em 
Không tin được dù đó là sự thật 
Giặc bắn em rồi quăng mất xác 
Chỉ vì em là du kích, em ơi! 
Đau xé lòng anh, chết nửa con người! 

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm 
Có những ngày trốn học bị đòn roi... 
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất 
Có một phần xương thịt của em tôi!

Điểm khác biệt là trong bài thơ Quê hương của Giang Nam giống như lời tâm sự của tác giả, nhớ về quê hương từ thuở còn thơ bé với kỉ niệm về cô bé nhà bên đến khi trưởng thành đi theo cách mạng. Tình yêu quê hương của tác giả gắn liền với tình yêu trong sáng, với nỗi đau khi mất đi người thương. Còn truyện Làng của Kim Lân lại thiên về diễn biến tâm trạng nhân vật.Truyện ngắn Làng được kể theo ngôi thứ ba, còn trong bài thơ cảm xúc trữ tình của nhân vật được kể theo ngôi thứ nhất.
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 4 2018 lúc 16:34

quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Minh
18 tháng 11 2021 lúc 21:42

Nơi chôn rau cắt rốn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 5 2017 lúc 8:10

- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.

- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:

    + Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.

    + Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.

    + Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng

    + Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.

    + Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.

    + Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Minh Thư
19 tháng 10 2017 lúc 10:37
Nhan đề tác phẩm: Rừng xà nu như một biểu trưng đẹp đẽ nói lên sức sống bền vững, trường tồn của người dân Tây Nguyên. Tượng trưng cho tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và khí thế chiến thắng của họ trong công cuộc chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc. Trở thành hình tượng mang vẻ đẹp sử thi hào hùng, tráng lệ.

⇒ Mang cả ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng.

Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác. Đoạn văn mở đầu đã tạo ra một không khí rất ấn tượng cho câu chuyện về làng Xô Man chống Mĩ sẽ kể trong tác phẩm. Đại bác giặc đã bắn gãy hàng vạn cây xà nu nhưng những cây xà nu con lại mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn theo mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Trong đau thương cây xà nu vẫn sinh sôi, nảy nở và trường tồn bất diệt như sức sống của dân làng Xô Man trong công cuộc đánh Mĩ, và “cứ thế hai ba năm nay cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiệp tận chân trời”.

⇒ Đoạn văn đã tô đậm, khắc sâu ý nghĩa nhan đề và góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm có tác dụng nhấn mạnh vào hình tượng biểu trưng của truyện, gây ấn tượng cho người đọc và tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa cây xà nu với các thế hệ dân làng Xô Man chống Mĩ.
Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 6 2017 lúc 10:58

Đáp án: B

Bình luận (0)
Hoài Anh Nguyễn
Xem chi tiết